Top các cung trekking được yêu thích nhất Việt Nam (P2)

Sở hữu địa hình và khí hậu đa dạng, những cung đường trekking tại Việt Nam với những “thử thách” nhưng cũng đầy thú vị luôn hấp dẫn những người đam mê khám phá, trải nghiệm. Không chỉ top 10 đỉnh núi cao nhất miền Bắc, Việt Nam còn có những cung đường trekking miền Nam với địa hình đa dạng, thiên nhiên phong phú cũng khiến nhiều người hào hứng xách balo lên và chinh phục.

CUNG TREKKING MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN

1. Tà Năng – Phan Dũng – Cung trekking “quốc dân” xuyên 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận


Nhắc đến những cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam thì Tà Năng – Phan Dũng chắc chắn không thể vắng mặt. Cung đường trekking đi qua ba tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận đang thu hút những người mê khám phá ở phía Nam. Điểm xuất phát cung Tà Năng – Phan Dũng bắt đầu từ xã Tà Năng hoặc xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). 
 Cần khoảng 2-3 ngày để trải qua hơn 40 km băng rừng, leo đèo, vượt suối, di chuyển từ độ cao 1.100m xuống còn 500m so với mực nước biển. Đây là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên xuống duyên hải miền Trung. Hiện có hai cung đường khác nhau để chinh phục Tà Năng – Phan Dũng. 
– Cung đầu tiên dài hơn 30km, đi chủ yếu qua đồi núi, ít sông suối và đi mất 2 ngày 1 đêm. Tại cung này, nhiều người thường chọn đi xe ôm 7km cuối cùng thay vì tiếp tục đi bộ ra ngoài, giá mỗi chuyến “Grab rừng” khoảng 150.000 đồng/2 người. 
– Cung thứ hai dài khoảng 55km, ở cung đường này bạn sẽ đi qua thác Yavly và nhiều suối lớn nhỏ khác nhau, mất 3 ngày 2 đêm, phù hợp cho những người đi trekking có kinh nghiệm. Trong chặng cuối hành trình này, nếu bạn quá kiệt sức, có thể đi xe ôm trong 15km cuối đến Phan Dũng, giá khoảng 150.000 đồng/người.

2. Hang Én, Tú Làn – Quảng Bình


Trong những năm gần đây, song song với Sơn Đòong thi Hang Én là địa điểm được nhiều người mê khám phá yêu thích. Nằm sâu trong khu vực vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), Hang Én còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp vẹn nguyên của rừng núi nguyên sinh Việt Nam và bạn sẽ  phải trải qua đoạn đường băng đèo, lội suối gần 11 km để đến được nơi này.
Chặng đường đến Hang Én xuất phát từ thôn Phong Nha, mất khoảng một giờ trên xe bus dọc theo đường 20 Quyết Thắng, nơi trọng điểm đánh phá trong những năm tháng chiến tranh để đến với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây và dừng chân tại km 35 – đây là điểm bạn sẽ bắt đầu hành trình. Càng đi vào bên trong, bạn sẽ quan sát được những thạch nhũ nhiều hình dáng khác nhau hay các tổ chim én. Đặc biệt, khi đi đến cửa sau của hang, chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp với khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây, nơi quay phim Pan và vùng đất Neverland
Trong hang én còn có hai hồ nước trong xanh, một lạnh, một ấm, thích hợp cho bạn ngâm mình và tận hưởng cảm giác hòa vào thiên nhiên, đây cũng sẽ là địa điểm hạ trại trong chuyến hành trình. Trần hang là nơi cư trú của hàng vạn chú chim én khi hè đến, do đó đây cũng là lý do nơi này có tên hang Én.

3. Bidoup – Nóc nhà Lâm Đồng


Bidoup là tên 1 ngọn núi cao nhất Tây Nguyên nằm trong Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, cao 2280m. Đỉnh núi sương mù bao phủ gần như quanh năm, nên thảm thực vật ở đây vô cùng phong phú và đa dạng. 
Cuộc hành trình bắt đầu băng qua các tán rừng thông, qua các con sông con suối là nơi bắt nguồn của con sông Đa Nhim nối liền tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, và đến với rừng nguyên sinh nơi có hệ sinh thái đặc trưng và đa dạng, hệ động thực vật đặc hữu, quý hiếm như: Mi Langbiang, Sẻ thông họng vàng, Vượn, Vọoc, Ếch ma cà rồng, cây Pơ Mu đại thụ hơn 1.300 tuổi, đỗ quyên Langbiang, và các loài lan…

4. Mũi Đôi – Chinh phục cực Đông

Trước đây Mũi Đại Lãnh ( Mũi Điện) được xem là điểm cực Đông với một cột mốc lớn đề chữ “Nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”, tuy nhiên khi Mũi Đôi (Khánh Hòa) được khám phá, người ta đã dựa vào tọa độ để công nhận rằng nơi đây mới chính xác là điểm cực Đông của Tổ quốc, với các số liệu đo đạc cho thấy rằng Mũi Đôi đón ánh bình minh sớm hơn Mũi Đại Lãnh 4 giây. 
Mũi Đôi thuộc làng chài Đầm Môn, nằm trong vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km theo quốc lộ 1A về hướng Bắc, và cách thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) tầm 35 km về hướng Nam. Gọi là Mũi Đôi bởi vì tại một vị trí có hai doi đá cùng nhô ra biển Đông, nơi đây có cảnh quan thiên nhiên rất đẹp với các kết cấu đá đã tạo thành những kỳ tác đá muôn hình, muôn vẻ với khung cảnh lạ mắt đầy hấp dẫn. ứng từ trên đỉnh, bạn sẽ nhìn thấy mặt trời từ dưới biển mọc lên, bầu trời với đủ sắc màu rực rỡ.
Mặc dù chặng đường chinh phục không quá dài (khoảng cách từ Đầm Môn tới Mũi Đôi dài khoảng 12km) tuy nhiên với đặc thù với thời tiết nắng nóng quanh năm của vùng Nam Trung Bộ và phải di chuyển với địa hình trên cát nóng thì đây là một thử thách không hề đơn giản. Vì vậy, trước khi lên kế hoạch chinh phục cực Đông, hãy lưu ý lựa chọn thời điểm phù hợp. Khoảng thời gian đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 5 là phù hợp nhất để lên đường bởi thời tiết không quá nóng, không mưa, giúp bạn đỡ mất sức. Giai đoạn còn lại của mùa khô (tháng 6 đến tháng 8), nhiệt độ có thể lên tới 35-39 độ C, khiến con đường gian truân càng thêm phần khắc nghiệt. Trong khi đó, từ tháng 9 đến tháng 12 lại là mùa mưa, không phải thời điểm lý tưởng.

5. Chư Yang Sin – Đăk Lăk


Chư Yang Sin là một trong những dãy núi cao nhất và hùng vĩ nhất Đăk Lăk, có nhiều đỉnh núi nối liền nhau với độ cao, nằm gọn trong khuôn viên Vườn quốc gia Chư Yang Sin thuộc địa bàn hai huyện Krông Bông và Lak.
Hành trình chinh phục Chư Yang Sin cần ít nhất 3 ngày 2 đêm, xuất phát từ trung tâm huyện Krông Bông. Chặng đường trekking sẽ có điểm dừng ở điểm độ cao 1.700 m, dựng trại nghỉ qua đêm, và chinh phục điểm cao nhất tại 2.442 m. Tại đây bạn có thể quan sát toàn bộ thung lũng Lang Biang và thấy rõ toàn cảnh thành phố Buôn Ma Thuột như một tấm bản đồ thu nhỏ.

>>> Xem thêm: Top các cung trekking được yêu thích nhất Việt Nam (P1-miền Bắc)

CUNG TREKKING MIỀN NAM

1. Bà Đen – Tây Ninh


Một cung đường trekking phổ biến nhất đó Núi Bà Đen, Tây Ninh. Là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam Bộ với độ cao 986m cách TP. Tây Ninh 11 km về phía Đông Bắc, núi Bà Đen thu hút đông đảo phượt thủ chinh phục mỗi cuối tuần. 
Núi Bà Đen nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử Núi Bà, cách thành phố Hồ Chí Minh 110k. Núi Bà có diện tích 24km, gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo – Núi Phụng, trong đó Núi Bà Đen cao 986m và khó chinh phục nhất vùng du lịch miền Nam. Nhìn từ xam núi Bà Đen – “nóc nhà Đông Nam Bộ” trông giống như một chiếc nón lá khổng lồ úp giữa những cánh đồng bằng phẳng, những đồng lúa, đồng màu bạc ngàn xanh tốt.
Leo Núi Bà Đen, có thể leo theo 3 cung đường theo cấp độ từ dễ đến khó:

  • Leo núi Bà Đen theo đường chùa: đây là cung dễ nhất để leo núi Bà Đen, bạn cứ đi theo cổng vào khu du lịch, leo bậc thang lên chùa và men theo lối mòn để lên đến đỉnh. Trên đường có ghé qua chùa Bà, một trong những ngôi chùa nổi tiếng và nhiều du khách đến hành hương nhất vùng Đông Nam Bộ, bạn có thể ghé vào chùa cầu bình an trước khi leo lên đỉnh núi. 
  • Leo núi Bà Đen theo đường cột điện: đây là cung có độ khó trung bình và phù hợp với các bạn mới trekking lần đầu hoặc đã có một ít kinh nghiệm. Đường này có cây cối khá mát mẻ và có đánh dấu lối đi khá rõ, bạn chỉ cần theo đường mòn đi theo đường dây điện, đếm đến tầm hơn 100 cột và mất thời gian từ 2-3 tiếng để lên đến đỉnh. Tuy nhiên trên đường này không có hàng quán hay trạm tiếp nước nào cả.
  • Leo núi Bà Đen theo đường Ma Thiên Lãnh: đây là cung đường khó nhất và không dành cho những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trekking. Một số bạn đã dày dạn kĩ năng trekking thường chọn cung này để thử sức nhưng lưu ý là bắt buộc phải thuê người dẫn đường vì cung này khó đi và rất dễ bị lạc.

2. Chứa Chan – Đồng Nai


Núi Chứa Chan (thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) còn có tên gọi khác là Gia Ray, Gia Lào, là ngọn núi cao thứ 2 khu vực Nam Bộ tổng chiều cao của núi Chứa Chan là 837 mét với diện tích 24 km2. Cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 110km, bạn chỉ mất khoảng 3 tiếng chạy xe máy, vì vậy đây là lựa chọn thích hợp cho chuyến đi cuối tuần. Chứa Chan còn là địa điểm lý tưởng để ngắm toàn bộ thành phố hoặc săn mây và ngắm bình minh vào sáng hôm sau.
Hiện có 2 đường để chinh phục núi Chứa Chan: đi bằng đường Chùa và đường cột điện. Bạn có thể leo đường Chùa và xuống cột điện hoặc ngược lại. Nhiều người từng leo Chứa Chan thường sẽ chọn leo đường cột điện vào chiều ngày thứ 7 và xuống bằng đường Chùa vào trưa chủ nhật.
Lưu ý: Nếu leo bằng đường cột điện, các bạn gửi xe rồi đi men theo con đường nhỏ bên cạnh quán nước để lên núi, bắt đầu đếm cột điện đầu tiên là cột số 20 (không phải số 01). Có tổng cộng 145 cột điện. Hãy men theo đường cột điện để không bị lạc.
Những địa điểm trên đã đủ thôi thúc để bạn bắt đầu hành trình khám phá của riêng mình? Bước những bước chân đầu tiên trên hành trình trekking, bạn sẽ cảm nhận được từng hơi thở của đất trời, trải nghiệm bao điều mới lạ và quen biết những người bạn thú vị. Với một số gợi ý về cung đường trekking miền Nam trên đây, hy vọng bạn sẽ dành thời gian cho những chuyến đi tới vùng đất mới để thêm nhiều trải nghiệm đẹp nhé!

Để lại bình luận

Bài viết mới
Sinh nhật Viettrekking 11 tuổi – Hơn một thập kỷ vươn cao phát triển
Tháng mười hai 21, 2024
Tips lựa chọn giày trekking chuẩn xác nhất
Tháng mười hai 7, 2024
Kinh nghiệm trekking Lảo Thẩn – Săn biển mây Nóc nhà Y Tý
Tháng mười một 19, 2024
Top 5 Cung Núi Có Mùa Lá Phong Đẹp Ngất Ngây Tại Việt Nam
Tháng mười một 14, 2024
Đón Bình Minh Trên Đỉnh Ky Quan San – Thăm Xứ Sở Cổ Tích Trong Lời Đồn
Tháng mười một 12, 2024