Sắc màu Pu Ta Leng – Xuyên rừng địa đàng ma mị

Pu Ta Leng

Với độ cao 3.049m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, xã Tà Lẻng, tỉnh Lai Châu, Pu Ta Leng là đỉnh núi cao thứ ba, được mệnh danh “nóc nhà thứ 3” của Đông Dương, đứng sau đỉnh Fanxipang cao 3.143 m và Pu Si Lung (3.083m). Chinh phục được đỉnh Pu Ta Leng là mục tiêu của những người yêu thích xê dịch bởi cung đường có độ khó cao – giấc mơ “xuyên rừng địa đàng” xanh thẳm đầy ma mị khiến bạn khó lòng từ chối.

Đường đến rừng địa đàng nơi hạ giới

Với cung đường trekking Pu Ta Leng, bạn có thể di chuyển 2 ngày 1 đêm dành cho những người có thể lực và kinh nghiệm leo núi hoặc 2 ngày 3 đêm, xuất phát từ xã Hồ Thầu và về bằng đường Tả Lèng. Dọc đường đi, bạn chủ yếu sẽ men theo suối lớn lên thượng nguồn với đầy dốc cao và những tảng đá lớn phủ rêu phong. Những con dốc cao ngút, địa hình đa dạng, trắc trở cùng với những khu rừng rậm rạp sẽ khiến bạn thực sự choáng ngợp trước sự hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi này và đến đây du khách sẽ tìm hiểu được vì sao nhiều đoàn phượt lại chọn Pu Ta Leng để chinh phục, thử sức mình với những thách thức của thiên nhiên.

Ở độ cao 1.800m, bạn sẽ bắt gặp những thác nước thẳng đứng cuộn cuộn chảy tung bọt trắng xoát giữa hai giữa hai sườn núi thẳng đứng, chảy qua bao năm khoét vào lòng đá tạo thành vực nước sâu thẳm xanh biếc. Chân thác là một khung cảnh cực kỳ lung linh, huyền ảo như chốn bồng lai tiên cảnh.

Lên đên độ cao từ 2.000m, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những dải núi đá trùng điệp hùng vĩ nối nhau chạy dài vô tận và những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loài động, thực vật sinh sống, trong đó có hàng trăm loài cây lấy gỗ như vàng tâm, dổi, nghiến, chò chỉ… có những cây cao 20m đến 30m với kích thước rất lớn vài người ôm không hết. Cuộc hành trình của bạn sẽ tiếp tục với những chặng đường hun hút, ngước mặt lên là mây trôi lơ lửng, ngoảnh đầu nhìn lại là thung lũng với những rừng cổ thụ bạt ngàn.

Từ độ cao 2.500m đến độ cao 2.700m so với mực nước biển, bạn có thể có thể thỏa thích ngắm rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi rộng lớn… Sống ở đây, cây chè có một lớp lông mỏng trên búp để thích nghi với tự nhiên. Những búp chè này sau khi được sấy khô sẽ tạo thành những cánh tuyết mà người dân nơi đây thường gọi là chè Tuyết Shan Pu Ta Leng.

Chặng đường lên đến độ cao từ 2.700m đến 2.900m là rừng trúc bạt ngàn, tiếng vi vu của rừng trúc trong gió lúc trầm lúc bổng, tiếng lao xao của lá khô dưới chân mang đến một vẻ đẹp rất riêng, một cảm xúc đặc biệt chỉ nơi đây mới có.Xen lẫn với những khóm trúc là những loài gỗ quý cổ thụ hàng nghìn năm tuổi và hàng trăm loài dược liệu quý…

Từ độ cao 2.900m bạn sẽ được mãn nhãn với sự hùng vĩ của Pu Ta Leng khi thiên nhiên chốn hạ giới phô diễn hết những gì quyến rũ nhất tiềm ẩn trong mình để ban tặng cho con người mà chỉ đỉnh Pu Ta Leng mới có được đó là rừng hoa đỗ quyên rực thắm cả sắc trời dưới những tán cây cổ thụ…

Tại đỉnh Pu Ta Leng với độ cao 3.049m, bạn thực sự sẽ có cảm giác hoà mình vào thiên nhiên khi đưa tay ra là có thể chạm được vào những tầng mây, phóng tầm mắt ra xa là có thể chiêm ngưỡng khung cảnh huyền thoại với vẻ đẹp ma mị, bí ẩn đặc trưng của rừng nguyên sinh. Và cũng từ độ cao này bạn có thể chiêm ngưỡng rất nhiều ngọn núi khác trong cùng hệ thống núi cao với đỉnh Pu Ta Leng như đỉnh Bạch Mộc Nương Tử, đỉnh Ngũ Chỉ Sơn, thậm chí là nhìn thấy cả đỉnh Fansipan vào những ngày thời tiết đẹp, trời trong xanh.

Sắc xanh nơi địa đàng

Trong suốt hành trình đi xuyên qua cánh rừng nguyên sinh hiếm hoi còn lại của Việt Nam với thảm thực vật đa dạng, rêu và địa y phủ gần như kín các thân cây cổ thụ đến cả những tảng đá, cái bạn nhìn thấy rõ nét nhất chính là sắc xanh ma mị của chốn “thiên đường hạ giới” này, từ khu rừng thâm u hoang sơ đến những dòng suối lạnh xanh biếc, cả những tảng đá hình thù kỳ dị dọc đường đều phủ một lớp rêu phong cổ kính… Những cánh rừng nguyên sinh, những cây leo dại, những bông hoa rừng không biết tên, tất cả gộp lại một bức tranh thiên nhiên phong phú. Tất cả sắc xanh huyễn hoặc cũng thảm thực vật đa dạng nơi đây tạo cho Pu Ta Leng sự huyền bí đầy ma mị.

Thực vật trong khu rừng gia Pu Ta Leng rất đa dạng bao gồm: cổ thụ cao lớn, tán cây thấp tầng, dây leo, cây bụi, thủy sinh trong suối… tạo nên tầng tầng lớp lớp đan xen nhau.

Khu rừng già xếp chằng chịt những hòn đá ngang đường khiến lối đi thêm phần khó khăn, hiểm trở. Thêm vào đó cây cối trong rừng là những cây gỗ già còi cọc mọc giữa những tảng đá, các nhánh cây xoắn xít vào nhau và thắt nút thành các hình dạng kỳ quái.  Cây cối và rong rêu trong khu rừng phát triển tự do trên nền đá, trên những gốc cây hình thù kỳ dị, trên cả những cây cổ thụ vươn cao mạnh mẽ, trong những hang động hay hốc cây ẩn, tạo nên những cấu trúc và hình thù kì quái siêu thực. Trong ngày nắng, khu rừng như gợi đến một vẻ đẹp cổ tích khi những tia nắng mạnh mẽ xuyên qua tầng tầng lớp lớp tán cây rợp giương rập rạp, tạo nên làn sương trong nắng mờ ảo.

Những tảng đá hình thù kỳ dị dọc đường, dọc những con suối lạnh cũng được phủ lớp rêu và địa y dày khiến bạn khó lòng rời mắt. Vẻ đẹp ma mị đến mức khó tin của nó sẽ là cảnh nền hoàn hảo cho chuyến trekking thú vị của bạn.

>>> Xem thêm: Tour Pu Ta Leng của Viettrekking Pu Ta Leng

Chính những vẻ đẹp siêu thực được ví như tiên cảnh chốn nhân gian này đã biến Pu Ta Leng trở thành giấc mơ chinh phục của rất nhiều người yêu thích trekking.

 

Để lại bình luận

Bài viết mới
Tips lựa chọn giày trekking chuẩn xác nhất
Tháng mười hai 7, 2024
Kinh nghiệm trekking Lảo Thẩn – Săn biển mây Nóc nhà Y Tý
Tháng mười một 19, 2024
Top 5 Cung Núi Có Mùa Lá Phong Đẹp Ngất Ngây Tại Việt Nam
Tháng mười một 14, 2024
Đón Bình Minh Trên Đỉnh Ky Quan San – Thăm Xứ Sở Cổ Tích Trong Lời Đồn
Tháng mười một 12, 2024
Top 8 lưu ý chuẩn bị đồ Trekking cho mọi hành trình chinh phục
Tháng mười một 8, 2024